Giá cà phê hôm nay 20/2: Thị trường ổn định

Giá cà phê hôm nay 20/2, tại các vùng trồng trọng điểm giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.300 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.200 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.300 đồng/kg. Tổng kết tuần này thị trường trong nước giảm nhẹ 100 đồng/kg.

0058-ca-phe-sach-o-buon-me-thuot
Giá cà phê hôm nay 20/2: Thị trường ổn định

Tại Kenya, giá cà phê hàng tuần tại phiên đấu giá đã giảm trong tuần này, đảo ngược mức tăng đạt được trong đợt bán hàng trước đó, theo trang Business Daily Africa.

Sàn giao dịch cà phê Nairobi (NCE) cho biết, giá trong tuần này đã giảm xuống 36.160 Shilling từ mức 37.290 Shilling cho một bao 50kg, kết thúc hai đợt tăng liên tiếp.

Mức tăng giá chứng kiến trong lần bán trước đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các loại cà phê chất lượng được đưa vào cuộc đấu giá, bên cạnh giá ổn định trên thị trường quốc tế.

Giá trị của loại cà phê AA-AA cao cấp nhất của Kenya đã giảm xuống 40.906 Shilling trong đợt bán hàng tuần này, so với mức 42.714 Shilling trong một giao dịch trước đó.

Tương tự, loại cà phê AB ghi nhận mức giảm nhẹ về giá trị, giảm xuống mức 37.177 Shilling từ mức 37.629 Shilling trước đó.

Khối lượng cà phê trong phiên đấu giá tuần này tăng lên 30.637 bao từ 29.000 bao loại 50kg trong lần bán trước đó. Trong đó có cà phê chất lượng cao từ miền Trung Kenya.

Thu nhập từ cà phê hàng tháng đã tăng lên mức kỷ lục 50 triệu USD (tương đương 5,6 tỷ Shilling) vào tháng 12/2021 khi Kenya thu hoạch từ đợt băng giá phá hủy mùa màng ở Brazil và các cuộc nội chiến ở Ethiopia, làm giảm nguồn cung trên thị trường thế giới.

Nguồn: Kinh tế chứng khoán