Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 1

Đoàn khảo sát trước giờ xuất phát. Ảnh: Đức Hùng

Đoàn khảo sát do ông Phạm Minh Đức, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp, Vườn quốc gia Hoàng Liện làm trưởng đoàn. Tham gia chuyến khảo sát còn có bà Trần Thị Thanh, Trưởng phòng phát triển du lịch Vườn quốc gia Hoàng Liên, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Cát Cát và một số người thích du lịch khám phá, trải nghiệm, leo núi đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng...

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 2

Chuyển khảo sát là một hành trình đầy cảm xúc, khó quên

Đoàn khởi hành đi bộ khám phá, khảo sát từ bản Xéo Mí Tỷ (xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) xuyên qua rừng nguyên sinh, những vườn thảo quả và nhiều đoạn suối, thác nước, hay vách đá nguy hiểm để đến đỉnh núi Nam Kang Ho Tao ở độ cao 2.881 mét, 1 địa điểm nằm ở khu vực giữa tỉnh Lai Châu và Lào Cai.

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 3

Một điểm dừng chân nghỉ giữa rừng nguyên sinh của Vườn quốc gia Hoàng Liên

Hành trình đến Nam Kang Ho Tao được coi là một trong những cung khó nhất. Một trải nghiệm thực sự rất khó khăn, thử thách không đơn giản với cả những người leo núi có kinh nghiệm. Tuy nhiên, những thác nước, thảm thực vật rất phong phú cùng với rừng cây hoa Đỗ Quyên đặc trưng và những cây gỗ Pơ Mu khổng lồ, được coi là những cây di sản, với độ lớn khoảng 5 người ôm… đã khiến các thành viên đoàn khảo sát thích thú, quên đi mệt mỏi, hay nỗi sợ hãi vì sự nguy hiểm trên hành trình.

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 4

Ông Phạm Minh Đức (thứ 2 từ trái sang), Trưởng đoàn khảo sát, cùng một số thành viên Vườn quốc gia Hoàng Liên (gồm 2 thực tập sinh người Pháp) chụp ảnh lưu niệm tại đỉnh Nam Kang Ho Tao cao 2.881m

Kết thúc thành công chuyến khảo sát, trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô, thành viên đoàn khảo sát, bà Trần Thị Thanh, Trưởng phòng phát triển du lịch Vườn quốc gia Hoàng Liện, cho biết: “Chúng tôi đã thu được rất nhiều thông tin quý từ chuyến đi, làm căn cứ để Vườn quốc gia Hoàng Liên hoạch định chương trình phát triển du lịch trong thời gian tới.

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 5

Một nhóm thành viên đoàn khảo sát vui mừng "check-in" khi leo được lên đỉnh Nam Kang Ho Tao, cao 2.881m

Ông Nguyễn Đức Hùng, một người làm truyền thông và đã có trải nghiệm qua hàng chục cung leo núi, khám khá ở Việt Nam, thành viên đoàn khảo sát cho biết: Để tạo thêm sức hấp dẫn cho cung du lịch leo núi khám phá Vườn quốc gia Hoàng Liên, cần có sự kết nối, "thông tuyến" để du khách có thể xuất phát từ phía Sa Pa, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao và kết thúc hành trình ở phía Tân Uyên (Lai Châu) hoặc ngược lại.

Khảo sát xây dựng tuyến du lịch xuyên Vườn quốc gia Hoàng Liên, lên đỉnh Nam Kang Ho Tao ảnh 6

Ông Hầu A Bâu, một người bản địa được đại Vườn quốc gia Hoàng Liên động viên cảm ơn vì đẫ cùng hỗ trợ đoàn khảo sát hiệu quả

Ông Phạm Minh Đức, Trưởng phòng Kinh tế tổng hợp, Vườn quốc gia Hoàng Liên, trưởng đoàn khảo sát, ghi nhận ý kiến đóng góp và cho biết, sẽ có báo cáo lãnh đạo Vườn quốc gia Hoàng Liên để xây dựng chương trình, chiến lược tổng thể cho phát triển du lịch, nhằm khai thác tiềm năng của Vườn quốc gia Hoàng Liên. Một mặt tạo sinh kế phát triển cho đồng bào người bản địa, đồng thời góp phần nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Nguồn: Anninhthudo.vn