Đôi điều thú vị về nghề công chứng

Công chứng là một nghề đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người. Từ thời La Mã, pháp luật đã ghi công chứng viên là người ghi chép, thư ký, tốc ký, người ghi chép các hoạt động trong nghị viện của tòa án hoặc ghi chép theo lời người khác đọc, người soạn các di chúc và giấy chuyển nhượng sở hữu.

Từ khi hình thành cho đến nay, nghề công chứng ngày càng được củng cố, phát triển phù hợp với hệ thống pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

IMG_4247

Trong công cuộc phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới ở tất cả các lĩnh vực. Không nằm ngoài guồng quay đó, hoạt động công chứng trong thời gian qua đã có sự đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nó cũng tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

Trong đó, các giao dịch liên quan đến bất động sản là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của rất nhiều chủ thể trong và ngoài nước. Đây là một loại “tài sản” đặc biệt có giá trị lớn, tầm ảnh hưởng rộng nên việc thực hiện thủ tục công chứng đối với các giao dịch này là một quy định rất cần thiết, thể hiện sự cẩn trọng của nhà nước trong việc đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể. Đây cũng là niềm vinh dự và cũng là trọng trách rất nặng đối với công chứng viên – người được xem là “thẩm phán phòng ngừa” trong quá trình chứng nhận các hợp đồng, giao dịch của các chủ thể tham gia giao kết.

IMG_4246

Các tổ chức hành nghề công chứng hiện nay luôn không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ công chứng viên nhằm đảm bảo cho việc chứng nhận văn bản công chứng theo đúng quy định của pháp luật...

Một số tổ chức hành nghề công chứng cũng đã bắt đầu trang bị các máy móc, thiết bị để hỗ trợ công chứng viên nhận diện giấy tờ giả để bảo vệ tốt nhất quyền lợi khách hàng. Qua đó, họ cũng góp phần đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm lừa đảo, làm giả con giấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội... 

Nguồn: Phapluatplus.vn