Kon Tum: Giải pháp nào hồi sinh Thủy điện Đắk Mek 3 sau hơn 10 năm "phủ bụi"?

Từ trung tâm UBND huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum chúng tôi đi theo đường vào khu di tích lịch sử Ngục Đắk Lei khoảng 25km để rẽ phải vào hướng xã Đắk Choong (nơi Nhà máy thủy điện Đắk Mek 3 sau nhiều năm bỏ hoang) một cảnh tượng "hoàng tàn" hiện ra ngay trước mắt.

Được biết, năm 2014, sau khi sự cỗ vỡ đập xảy ra, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản số 383/UBND-KTN về việc tiếp tục đầu tư công trình Thủy điện Đắk Mek 3. Đồng thời, yêu cầu Công ty cổ phần thủy điện Hồng Phát Đăk Mek tổ chức thực hiện tốt Phương án nâng cao năng lực hoạt động, quản trị điều hành dự án khi tiếp tục đầu tư xây dựng công trình thủy điện Đăk Mek 3.

Bên cạnh đó, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND huyện Đăk Glei cùng phối hợp, hướng dẫn và giám sát Công ty cổ phần Hồng Phát Đăk Mek 3 triển khai các công việc. Tuy nhiên, công trình trên đến nay vẫn bị "phủ bụi".

Theo ông A Nhã - Chủ tịch UBND xã Đắk Choong, huyện Đắk Glei cho biết, từ ngày 22/11/2012 thủy điện Đắk Mek 3 bị vỡ đập, khiến 01 người tử vong và hơn 60m đập bê tông phía thượng lưu của công trình bị sập. các cơ quan chức năng của tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh. Từ đó đến nay thủy điện này tạm dừng thi công và bỏ hoang đến tận bây giờ.

Trao đổi thêm với ông Đỗ Đăng Dự - Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Glei cho biết, "Thời kỳ nhà máy thủy điện Đắk Mét 3 khởi công, khi đó tôi chưa làm Chánh văn phòng UBND huyện, thời gian lâu rồi nhưng tôi được biết UBND huyện đã phối hợp với xã lên phương án thu hồi, đền bù và tái định canh, định cư cho dân và bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư rồi, sau sự cố vỡ đập việc nhà máy chuyển nhượng hay có giải pháp gì thì chúng tôi đang chờ UBND tỉnh quyết định”.

20220105_141436

Tổng diện tích nhà máy thủy điện này được giao là 67,75 ha.( Ảnh: Ngọc Anh)

Ông A BYot - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum cho biết, “Hiện tại dự án này đã được một công ty trên địa bàn tỉnh nhận chuyển nhượng dự án, sau khi nhận chuyển nhượng, hồ sơ chuyển qua Cục thuế để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế cho tỉnh sau đó chúng tôi mới có giải pháp tiếp theo”.

20220105_141808

Đường ống dẫn nước chất lại thành đống, rỉ sét theo thời gian.( Ảnh: Ngọc Anh)

Ông Lê Văn Quang - Trưởng phòng Năng lượng Sở Công thương tỉnh Kon Tum cho biết, ngày 16/9/2009 UBND tỉnh Kon Tum Quyết định cho Công ty Cổ phần thủy điện Hồng phát Đắk Mek thuê 67,75 ha đất thuộc địa bàn xã Đắk Choong và xã Mường Hoong huyện Đắk Glei.

20220309_151144

Vị đại diện sở Công thương Kon Tum cho rằng đang chờ phương án đấu nối cho nhà đầu tư mới. ( Ảnh: Ngọc Anh)

"Sau khi được thuê đất đơn vị chủ đầu tư đã thi công công trình và trong quá trình thi công tháng 11/2012 không may đập bị vỡ khiến 1 người tử vong, từ đó đến nay công trình này không tiếp tục thi công nữa. Vì thủy điện này có vay ngân hàng, nên sau khi ngân hàng xử lý nợ xấu, phát mãi tài sản, đã có đơn vị trúng đấu giá và chúng tôi yêu cầu đơn vị này hoàn thiện hồ sơ cho chúng tôi, khi đủ hồ sơ chúng tôi trình UBND tỉnh quyết định.

Hiện tại vấn đề về phương án đấu nối với điện lực Đắk Glei để hòa lưới điện, về vấn đề này phải chờ Sở Xây dựng phê duyệt sau đó mới trình ra Điện lực Miền trung rồi họ mới có hướng xem xét cho đấu nối. Cái lợi khi nhà máy này được đầu tư bài bản sẽ tăng cường thêm nguồn điện cho huyện, giải quyết công ăn, việc làm cho lao động tại địa phương, có thêm nguồn thuế cho tỉnh".

Một số hình ảnh mà PV Pháp luật Plus ghi nhận tại hiện trường: 

20220105_141406

Nhiều hạng mục bị xuống cấp theo thời gian.( Ảnh: Ngọc Anh)

20220105_141251

Nhà máy phát điện xuống cấp, hư hỏng, bỏ hoang từ năm 2012 đến nay.( Ảnh: Ngọc Anh)

20220105_141603

Trạm trộn bê tông cũng như nhiều hạng mục khác đứng chơ vơ từ năm 2012 đến nay.( Ảnh: Ngọc Anh).

20220105_141812

 

20220105_141359

Người dân nơi đây mong muốn dự án được hồi sinh.( Ảnh: Ngọc Anh)

 

Nguồn: Phapluatplus.vn