Navbar with Dropdown

Quyết liệt đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vì niềm tin người tiêu dùng

ANTD.VN - Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày diễn biến phức tạp, đã đến lúc cần một “chiến dịch vì niềm tin tiêu dùng” để triệt tận gốc tình trạng này, tái thiết thị trường lành mạnh.

Gây nhức nhối xã hội

Mới đây, Công an TP Hà Nội đã triệt phá thành công ổ nhóm sản xuất, buôn bán hàng giả. Kết quả khám xét khẩn cấp tại gần 20 địa điểm tại 20 tỉnh, thành phố đã thu giữ được 30 khuôn bế dập gân vỏ hộp, hơn 28.500 hộp thực phẩm chức năng, hơn 34.800 lọ thực phẩm chức năng, hơn 38.900 vỉ chứa các viên thực phẩm chức năng, hơn 8.500 thùng chứa nhiều vỏ hộp các loại, gần 100 thùng tem nhãn, các loại máy móc, dây chuyền, công cụ, nguyên vật liệu… để sản xuất hàng giả. Số lượng trên tương đương hơn 100 tấn hàng hóa là thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả. Đây là vụ mới nhất trong hàng loạt vụ án nghiêm trọng sản xuất, buôn bán hàng giả bị pháp hiện: vụ sữa giả ở Hà Nội, thuốc giả ở Thanh Hóa, thực phẩm giả ở Phú Thọ, hàng giả tại TP.HCM…

Lực lượng chức năng kiểm kê số thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả bị Công an Hà Nội thu giữ

Lực lượng chức năng kiểm kê số thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả bị Công an Hà Nội thu giữ

Chỉ cần gõ từ khóa Louis

Vuitton, Dior, Gucci, Chanel, Adidas, Nike trên các sàn thương mại điện tử, hàng loạt sản phẩm giá rẻ bất ngờ với mẫu mã giống hệt hàng chính hãng sẽ xuất hiện, với mức giá chỉ từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn đồng. Từ túi xách, quần áo, giày dép đến nước hoa, dù biết rõ là hàng giả, hàng nhái nhưng nhiều người vẫn mua vì giá thành quá rẻ.

Có thể nói nạn hàng giả, hàng nhái luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Theo các cơ quan chức năng, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng, đa dạng về chủng loại và tinh vi về hình thức, diễn ra cả trực tiếp và trên môi trường mạng xã hội. Nó tác động, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý người dân, đến an ninh trật tự, thất thu ngân sách, tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Đặc biệt, nạn hàng giả, hàng nhái gia tăng mạnh trong bối cảnh việc kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, trên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok… ngày một phổ biến, phức tạp và tinh vi. Các đối tượng kinh doanh online thường lập nhiều tài khoản Facebook và chạy quảng cáo, ảnh chụp sản phẩm không có địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ chung chung, khi khách hàng hỏi thì chỉ nhận inbox (nhắn tin riêng). Thậm chí, một số đối tượng còn bỏ tiền thuê các cá nhân có sức ảnh hưởng, nổi tiếng để livestream (phát trực tiếp) bán hàng cho mình.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng, gây hoang mang lo lắng trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của đất nước. Đã đến lúc cần một “chiến dịch vì niềm tin tiêu dùng” để triệt tận gốc tình trạng này, tái thiết thị trường lành mạnh.

Bên cạnh đó, tình trạng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, không rõ nguồn gốc… thực hiện thông qua các dịch vụ bưu điện, chuyển phát nhanh, dịch vụ hàng không, sử dụng thương mại điện tử, ứng dụng thiết bị di động để quảng cáo, giao dịch hàng hóa nhằm tránh sự kiểm tra, phát hiện của các lực lượng chức năng nên việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn. Cũng có không ít người tiêu dùng chấp nhận mua và sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ do giá thành sản phẩm thấp. Điều này cũng gián tiếp tiếp tay cho nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng, trong năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện và xử lý 47.135 vụ vi phạm. Đáng chú ý, số vụ chuyển cơ quan điều tra có dấu hiệu tội phạm tăng 2% so với năm 2023, cho thấy sự quyết liệt trong việc xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng. Tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước từ các vụ xử lý vi phạm là trên 541 tỷ đồng, giá trị hàng hóa vi phạm lên đến 425 tỷ đồng.

Còn theo báo cáo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, 4 tháng đầu năm 2025, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm; trong đó, hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 1.100 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách Nhà nước hơn 4.897 tỷ đồng; khởi tố hình sự gần 1.400 vụ, hơn 2.100 đối tượng.

Hàng trăm loại thực phẩm chức năng giả bị phát hiện, thu giữ

Hàng trăm loại thực phẩm chức năng giả bị phát hiện, thu giữ

“Xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”

Tình trạng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng diễn biến phức tạp đã gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, niềm tin người tiêu dùng, gây hoang mang lo lắng trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, tình hình sản xuất kinh doanh và sự phát triển bền vững của đất nước. Đã đến lúc cần một “chiến dịch vì niềm tin tiêu dùng” để triệt tận gốc tình trạng này, tái thiết thị trường lành mạnh.

Trong những năm qua, Chính phủ và các bộ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nghị định 185/2013/NĐ-CP đã quy định rõ khái niệm hàng giả cũng như các mức xử phạt hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa. Điều 156 Bộ luật Hình sự quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. Bộ Công Thương có Nghị định 17/2022/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP nhằm đảm bảo thị trường kinh doanh được minh bạch.

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong thời gian gần đây, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt đấu tranh ngăn chặn. Sáng 14-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.

Ngay ngày hôm sau (15-5-2025), Thủ tướng ký Công điện số 65/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15-5-2025 đến 15-6-2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá. Đến ngày 17-5-2025, Thủ tướng lại ký ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Trong Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là công việc rất quan trọng, mang tính lâu dài. Công tác này cần phải làm thường xuyên, toàn diện, liên tục, không ngừng nghỉ với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Thủ tướng yêu cầu cần huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, người đứng đầu cấp ủy các cấp, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp và nhất là nhân dân. Xử lý nghiêm các cán bộ, công chức, sĩ quan có hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, vi phạm về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Những chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã nhanh chóng được triển khai. Sau khi Công an TP Hà Nội triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hơn 100 tấn hàng giả là thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Sở Y tế TP.HCM cũng có văn bản khẩn gửi các cơ sở khám, chữa bệnh; phòng y tế quận, huyện; Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm; cơ sở kinh doanh dược về việc rà soát nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế giả lưu thông trên thị trường.

Theo https://www.anninhthudo.vn/quyet-liet-day-lui-buon-lau-gian-lan-thuong-mai-hang-gia-vi-niem-tin-nguoi-tieu-dung-post612085.antd
KINHTEPLUS.VN

Bản tin kinh tế toàn cảnh của Việt Nam và thế giới. Góc nhìn từ các chuyên gia kinh tế. Kết nối hợp tác kinh doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ.

KẾT NỐI CHÚNG TÔI

  • fab fa-facebook
  • fab fa-google
  • fab fa-twitter
  • fab fa-youtube
  • fab fa-instagram
Image
BÀI NỔI BẬT
CHUYÊN MỤC
Liên Hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG HVL MEDIA
Hotline: 0904114818
Tổng giám đốc: Nguyễn Phương Loan
Email: kinhteplus.vn@gmail.com
Page: https://www.facebook.com/profile.php?id=100063543881374