Doanh nhân Phan văn Hùng – Niềm tự hào quê hương Bến Tre

Doanh nhân Phan Hùng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc hợp tác xã nông nghiệp Long Sơn, Phó chủ tịch Hội Cá chình Việt Nam, vừa là một Doanh nhân vừa là một kỹ sư chuyên hướng dẫn cho bà con kỹ thuật nuôi cá Chình ở các tỉnh thành trong cả nước. Để có được những thành tựu như ngày hôm nay, ông đã trải qua những tháng ngày cơ cực, tự mày mò học hỏi và bỏ ra rất nhiều chi phí để theo đuổi giấc mơ nuôi cá chình sạch, bằng ý chí và sự quyết tâm của bản thân, Doanh nhân Phan Hùng đã đạt được những thành tựu đáng kể và ông được mệnh danh là  “Vua cá Chình”. Gặp ông vào một ngày nắng đẹp tại Hà Nội, Phóng viên Trang tin Kinhteplus đã có cuộc trò chuyện thân mật với ông!

Ông Phan Hùng vừa là một Doanh nhân vừa là một Kỹ sư chuyên hướng dẫn về kỹ thuật nuôi cá Chình

 

Thưa ông! Cơ duyên nào đưa ông đến với nghề nuôi cá Chình?

Tôi sinh ra và lớn lên tại quê hương Bến Tre, tốt nghiệp kỹ sư ngành thủy sản năm 1977 tại TP.HCM, ra trường tôi làm nghề nuôi trồng thủy sản, trong quá trình nuôi các loại cá, tôm tôi nhận thấy con cá chình rất tiềm năng ở Việt Nam, vì khí hậu ấm áp quanh năm, chỉ có miền bắc bị lạnh trong mùa đông nhưng không đáng kể so với các nước lân cận, từ đó tôi quyết định chọn con cá chình làm chủ lực cho nghề nghiệp của tôi.   

Khi mới vào nghề ông gặp phải những thuận lợi và khó khăn gì?

Bắt đầu nghiên cứu nghề nuôi cá chình tôi gặp rất nhiều khó khăn, thời bấy giờ sách báo tài liệu nuôi cá chình chưa có, chưa có thông tin mạng như ngày nay tôi thì muốn ươm con cá chình giống vì nuôi cá mà không chủ động được con giống thì coi như phụ thuộc con giống, vì vậy tôi luôn đeo đuổi con giống nhưng  ươm luôn bị thất bại, đó là khó khăn nhất của tôi, đến năm 2007 tôi mới ươm được con giống cá chình.

Kỹ sư Phan Văn Hùng – Phó chủ tịch Hội Cá chình Việt Nam phân loại con giống cá chình để xuất bán

 

Theo ông giống cá Chình có nguồn dinh dưỡng như thế nào?

Theo tài liệu có từ các nhà đông y và Trung Quốc cho rằng thịt cá chình là thủy sâm, người bị suy dinh dưỡng già yếu chỉ cần ăn mỗi ngày ăn 1 lạng từ 7 – 10 ngày là sức khỏe thay đổi ngay, mẹ sinh con thiếu sữa chỉ ăn ngày 1- 2 lạng trong vòng 4 ngày sau cung cấp đầy đủ theo ý muốn, đàn ông bị yếu do tuổi tác ăn ngày 1-2 lạng trong vòng 15 đến 30 ngày sẽ khắc phục ngay,  duy trì thì 1 tuần ăn 1 lần.

Các Thương gia Nhật Bản thưởng thức món ăn từ cá chình khi đến Hội hợp tác làm ăn

 

Động lực nào giúp ông thành công trong nghề nuôi cá Chình?

Động lực giúp tôi đi đến thành công là do thầy tôi là ông Vũ Thế Trụ dạy trường Đại học washington Hoa Kỳ hướng dẫn cho tôi, có lần ông đi công tác với tôi, ông ngồi chung trên xe, ông tâm sự nếu như mình có 100tr mình cho mỗi người chỉ có 1đồng, nếu như mình có nghề giỏi mình có thể giúp được nhiều người nông dân chúng ta, trong đó có gia đình mình, câu nói ấy theo tôi mãi mãi. Trong lúc đó tôi nhận thấy con cá chình có tiềm năng, nếu mình làm giống và nuôi thành công thì mình sẽ giúp được nhiều người, vì con cá chình rất bình ổn giá và ở Việt Nam con cá chình nuôi phù hợp hơn các nước trên thế giới.

Kỹ sư Phan Hùng nhận Bằng khen thành tích hướng dẫn và giảng dạy nuôi cá chình do Hiệp hội doanh nghiệp trang trại nông nghiệp Việt Nam trao

 

Theo ông thị trường nào thuận lợi cho việc tiêu thụ cá Chình?

Hiện nay thị trường tiêu thụ cá chình trên thế giới rất mạnh như: Hàn Quốc, Trung Quốc, riêng Nhật Bản mỗi năm tiêu thụ 300.000 tấn nhưng chỉ nuôi 100.000 tấn phải nhập 200.000 tấn, nhập của trung quốc 117.000 tấn/ 1 năm riêng Việt Nam tiêu thụ 4.000 tấn nuôi được 3.000 tấn phần còn lại nhập cá chình đen của Trung Quốc. Thị trường Nhật là tiềm năng nhất trong việc tiêu thị cá chình nhưng ở những nước này để nuôi giống cá chình thì không được thuận lợi, tôi nhận thấy ở Việt Nam là môi trường rất thuận lợi để phát triển giống cá này, chính vì vậy tôi đã miệt mài ngày đêm để nhân giống giống cá này ra khắp các tỉnh thành của nước Việt Nam.

Mô hình nuôi cá chình của Kỹ sư Phan Văn Hùng

 

Kế hoạch phát triển trong tương lai của ông để phát triển giống cá Chình?

Kế hoạch trong tương lai của tôi là tiếp tục nhân giống cá chình rộng khắp các tỉnh thành cả nước, hướng dẫn bà con nên thay đổi vật nuôi thủy sản từ con tôm, cá tra và các con cá khác bị mất giá hay khó nuôi chuyển qua nuôi cá chình vì cá chình lợi nhuận cao, về giá  cả 100 năm nay chưa mất giá lần nào.

Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp trẻ muốn khởi nghiệp nuôi giống các chình này?

Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam từ Bắc chí Nam đa số bà con nuôi tôm các loại nhưng hiện nay bị ô nhiễm, giá cả thị trường không ổn định, ở Đồng bằng Sông Cửu Long nhiều các Công ty doanh nghiệp nuôi các Tra bị thua lổ do giá cả, vậy tôi khuyên bà con nông dân, doanh nghiệp Công ty nên chuyển qua nuôi cá chình, lợi thế của cá chình thịt thơm ngon bổ dưỡng và có lãi cao, thị trường rộng, an toàn giá cả. Các Doanh nghiệp muốn thành công trong nghề nuôi cá chình này cần có kỹ năng và kiến thức về cách nuôi và chăm sóc con cá chình, bên Hiệp hội chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

Cảm ơn vì những chia sẻ của ông!

Bảo Thương