Huyện Phụng Hiệp mạnh dạn thay đổi cây trồng hiệu quả và giá trị cao

Ngày 22/3, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị “Sơ kết mô hình chuyển đổi đất kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và biểu dương nông dân sản xuất giỏi, khởi nghiệp sáng tạo – tháo gỡ khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản”.

Hiện nay, huyện Phụng Hiệp đang trong quá trình định hướng, xây dựng mô hình và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và thủy sản. Kết quả thực tế có nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và được nông dân ứng dụng vào thực tế sản xuất, nâng cao thu nhập và góp phần xây dựng thành công nông thôn mới.

Một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sản xuất theo an toàn sinh học, hữu cơ…đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và thị trường xuất khẩu. Đồng thời, manh lại hiệu quả kinh tế cao, làm tăng thu nhập cho gia đình và xã hội.

Phụng Hiệp mạnh dạn triển khai thực hiện chuyển đổi đất trồng mía, vườn tạp kém hiệu quả sang cây trồng khác có thu nhập cao hơn.

Phụng Hiệp mạnh dạn triển khai thực hiện chuyển đổi đất trồng mía, vườn tạp kém hiệu quả sang cây trồng khác có thu nhập cao hơn.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đã chủ động xây dựng vùng nguyên liệu nhằm liên kết lâu dài để người dân an tâm sản xuất. Qua đó, góp phần phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã tạo nên phong trào rộng rãi, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, có nhãn mác, thương hiệu… để đáp ứng nhu cầu thi trường tốt hơn.

Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Đệ - Đại học Cần Thơ chia sẻ, cần quy hoạch phân vùng lại sản xuất các loại cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn huyện. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình chuyển đổi đất trồng lúa, mía, vườn tạp kém hiệu quả sang cây trồng khác có thu nhập cao hơn. Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, an toàn, hữu cơ, có sức cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tiếp tục đầu tư phát triển lĩnh vực kinh tế hợp tác, nòng cốt là HTX, diện tích, quy mô đủ lớn để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, sản phẩm sạch có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu gắn với chuỗi giá trị trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

22.3- Truong Canh Tuyen -2

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu chỉ đạo.

Phát biểu chỉ đạo, Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang; qua đề án chung tôi cũng đánh giá cao huyện Phụng Hiệp đã tổ chức Hội nghị và mạnh dạn thay đổi cây trồng để tăng giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, tôi cũng đề nghị nên chú trọng phát triển chiều sâu, tăng giá tri nông sản. Làm sao chuyển đổi và liên kết phải chặt chẽ; Hiện nay chúng ta phải bám nghị quyết 4 trụ cột của tỉnh, trong đó chú trọng nông nghiệp bền vững gắn với thích ứng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên vẫn còn nhiểu mặt hạn chế, lãnh đạo UBND huyện cho biết, phong trào phát triển chưa đồng đều giữa các địa phương; công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân nhìn chung chưa đi vào chiều sâu, chưa làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận nông dân trong sản xuất.

Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến nông sản nhất là giao thông, thủy lợi nội đồng, đầu tư xây dựng kho chứa,…Tuy được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn nhỏ lẻ, phân tán và chất lượng thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa theo tiêu chí cánh đồng lớn. Đặc biệt, Nông dân chưa mạnh dạn liên kết với nhau để sản xuất tập trung theo hình thức HTX, tổ hợp tác nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Nguồn: Phapluatplus.vn