Quản lý thông điệp về chính sách tài chính tiền tệ

Thời gian qua, báo chí đã có nhiều nỗ lực trong việc thông tin các chính sách tài chính- tiền tệ tới người dân, doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức một cách kịp thời, hiệu quả. Với thế mạnh của từng loại hình, báo chí đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước để chuyển tải tới công chúng những thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ một cách chính xác nhất.

Đặc biệt, ở các tờ báo của ngành Ngân hàng như Thời báo Ngân hàng hay tạp chí Ngân hàng thì việc chuyển tải các thông điệp này được tiến hành thường xuyên, mang tới cho công chúng những thông tin cập nhật hàng ngày.

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tiễn có thể thấy, các thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên Thời báo Ngân hàng và Tạp chí Ngân hàng vẫn chưa đặc sắc, chưa sử dụng tối đa các yếu tố đa phương tiện vào sản xuất thông điệp, chưa hình thành các chuyên mục riêng để công chúng dễ dàng theo dõi…Những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân nằm ở khâu quản lý.

Nội dung bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề quản lý thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên Thời báo Ngân hàng và Tạp chí Ngân hàng hiện nay.

Thực trạng quản lý thông điệp về chính sách tài chính ngân hàng 

Thứ nhất, Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng đã chuyển tải một cách nhanh chóng và sinh động mọi diễn biến, những vấn đề mới nảy sinh về chính sách tài chính- tiền tệ ở Việt Nam, những thông tin, kết quả trong điều hành chính sách tài chính- tiền tệ của Chính phủ cũng như thực tiễn tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Với khả năng sản xuất và xuất bản thông tin nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi, không phân biệt thời gian và không gian, Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng có thể chuyển tải mọi thông tin về chính sách tài chính- tiền tệ sắp, đang, vừa diễn ra.

Thứ hai, việc quản lý hình thức một cách chặt chẽ đã phát huy sự sáng tạo của phóng viên, tạo nên những thông điệp sinh động, hấp dẫn công chúng. Về bản chất, thông tin đa phương tiện trên báo chí giải quyết 3 phương diện liên quan đến chính sách tài chính- tiền tệ: Một là, vấn đề tuyên truyền về chủ trương, chính sách liên quan tới chính sách tài chính- tiền tệ.

Từ đó, những tác phẩm lại có một quá trình thẩm thấu đa chiều và tác động mạnh hơn đến nhận thức và hành vi của công chúng; Ba là, tác động đến nhận thức, thái độ của công chúng qua hoạt động truyền thông: Lĩnh vực tài chính tiền tệ là chủ đề chưa thực sự được đông đảo công chúng quan tâm, bởi chứa đựng nhiều thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu.

Công tác thông tin không phải một sớm một chiều đã mang lại hiệu quả, mà cần phải có thời gian và cách thức truyền tải gần gũi, hấp dẫn mới tạo được tình cảm và thái độ tiếp nhận tích cực của công chúng.

Thứ ba, Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng đã vận dụng tính tương tác cao – ưu thế nổi bật của loại hình báo chí. Tạp chí đã tạo ra một diễn đàn dân chủ, nơi công chúng có thể bày tỏ những hiểu biết, biểu hiện thái độ, tình cảm, chia sẻ tri thức và trình bày quan điểm của họ về các vấn đề liên quan tới chính sách tài chính- tiền tệ hiện nay.

Thông qua đó, công chúng có được một quá trình nhận thức toàn diện, từ việc được tiếp nhận thông tin, được trao đổi, bàn luận, được lắng nghe từ báo chí hoặc từ công chúng khác và rút ra nhận thức cho chính mình.

Một số giải pháp tăng cường quản lý thông điệp

Trước hết, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng. Đứng trước yêu cầu của sự phát triển, của bối cảnh cạnh tranh thông tin ngày càng gay gắt, quyết liệt, vấn đề nâng cao nhận thức về vai trò của công tác quản lý thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng là một đòi hỏi tất yếu..

Thực tế cho thấy, việc thắt chặt quản lý, đổi mới tư duy giúp Tạp chí điện tử khảo sát có điều kiện nâng cao lợi thế cạnh tranh, tăng các khía cạnh nội dung thông tin các tờ báo mạng điện tử khảo sát đăng tải, phục vụ công chúng được nhiều hơn và tốt hơn.

Các tờ báo mạng điện tử khảo sát sẽ có thêm nhiều thông tin đa dạng về các chủ đề liên quan tới chính sách tài chính- tiền tệ với chất lượng tốt đăng tải. Đặc biệt nếu chủ thể quản lý biết kết hợp đa dạng các yếu tố báo mạng điện tử hiện đại vào các thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên báo mạng điện tử còn có cơ hội giúp công chúng thỏa mãn nhu cầu thông tin, giải trí, nâng cao hiểu biết thông qua theo dõi những bản tin thời sự đặc sắc này.

Về mặt quản lý nội dung, là một cơ quan thông tin đại chúng, đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, trực tiếp và thường xuyên là của Ngân hàng nhà nước Việt Nam hay của lãnh đạo Thời báo và Tạp chí và hoạt động theo những quy định của pháp luật, tất cả các sản phẩm điện tử nói chung tại toà soạn khảo sát và các thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ đều quản lý thống nhất theo một quy trình.

Tuy nhiên, việc quản lý nội dung các thông tin này không nhất thiết cần bó gọn trong toàn bộ các quy trình làm ảnh hưởng tới tiến độ đăng tải quyết định khả năng cạnh tranh của các tờ báo mạng điện tử khảo sát. Các chủ thể quản lý cần thay đổi nhận thức mạnh mẽ về vấn đề này. Dưới góc độ quản lý trực tiếp con người, các tờ báo khảo sát cũng cần phải nâng cao năng lực của các cán bộ Lãnh đạo cấp phòng/Ban.

Cần xác định đúng mục tiêu, mục đích sản xuất thông tin chính sách tài chính- tiền tệ, khi tiến hành triển khai sản xuất, không nên chỉ đặt mục tiêu thực hiện nhiệm vụ chính trị đơn thuần mà thiếu đi sự quan tâm đến thị hiếu công chúng, đặc biệt là nội dung đáp ứng tôn chỉ, mục đích mà báo, tòa soạn đã xác định.  

Để nâng cao nhận thức về vai trò của công tác quản lý thông điệp về chính sách tài chính- tiền tệ trên Tạp chí Ngân hàng và Thời báo Ngân hàng khảo sát trong thời gian tới cần phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp, đội ngũ biên tập viên, phóng viên trong điều kiện hiện nay cần phải có bản lĩnh vững vàng, có khả năng chọn lọc, tiếp nhận những cái mới.

Đổi mới về bộ máy, phương thức tổ chức sản xuất thông điệp chính sách tài chính- tiền tệ. Cần phải khảo sát thường xuyên, đánh giá năng lực thực tế của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của báo. Thường xuyên tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực của đội ngũ cộng tác viên các cơ quan, tỉnh thành nhằm phân loại, chuẩn hóa các đối tác này để bố trí, sắp xếp phù hợp.

Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh vào các khía cạnh như:

Thứ nhất,  cần phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của báo chí truyền thông trong tất cả các khâu của chu trình xây dựng chính sách, pháp luật về chính sách tài chính- tiền tệ, nhằm hoàn thiện và đánh giá chính sách một các hiệu quả. Có như vậy mới đảm bảo chống, hạn chế lợi ích nhóm và lạm dụng quyền lực, đảm bảo đồng thuận xã hội và phát triển bền vững. 

Thứ hai, cần hoàn thiện quy định phát ngôn báo chí để chủ động thông tin, tránh rơi vào bị động, khủng hoảng truyền thông đối với hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật, đặc biệt khi dự báo các vấn đề bức xúc mà báo chí phải sớm chủ động vào cuộc.

Thứ ba, các cơ quan báo chí cần nghiên cứu hình thức quản lý thông tin và hình thức truyền thông thông điệp nói chung và quản lý thông điệp chính sách tài chính- tiền tệ nói riêng phong phú, phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận. 

Ngoài việc thông tin đầy đủ thông tin về hoạt động chính sách tài chính- tiền tệ trên báo chí, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh công tác quản lý thông tin qua các hình thức toạ đàm, hội thảo, phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý, phóng sự, đặt hàng các bài viết…để mục đích lớn nhất là đi sâu, làm rõ từng vấn đề trong các chính sách chính sách tài chính- tiền tệ.

Nguồn: Phapluatplus.vn