Gương sáng trong thực hiện Đề án “5 tại chỗ” tại Bắc Ninh

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là 1 trong 2 đơn vị tiên phong thực hiện theo đề án “5 tại chỗ” trong 7 thủ tục hành chính với toàn bộ quy trình giải quyết từ tiếp nhận hồ sơ đến khi trả kết quả được thực hiện khép kín tại đơn vị.

Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là 1 trong 2 đơn vị tiên phong thực hiện theo đề án “5 tại chỗ” trong 7 thủ tục hành chính với toàn bộ quy trình giải quyết từ tiếp nhận hồ sơ đến khi trả kết quả được thực hiện khép kín tại đơn vị.

Cánh chim đầu đàn

Trước đó, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện cơ chế 5 tại chỗ” và quy trình điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và Trung tâm Hành chính công cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang cũng ban hành Quyết định số 1691/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện (đợt 1).

Đến tháng 10/2021, 122 danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của 10 Sở, ban ngành thuộc tỉnh thực hiện "5 tại chỗ" tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và 01 danh mục TTHC thực hiện tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1200/QĐ-UBND.

Theo Quyết định, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là 1 trong 2 đơn vị tiên phong thực hiện theo đề án “5 tại chỗ” trong 7 thủ tục hành chính với toàn bộ quy trình giải quyết từ tiếp nhận hồ sơ đến khi trả kết quả được thực hiện khép kín tại đơn vị.

Trao đổi với Toà soạn Pháp luật Plus (Báo Pháp luật Việt Nam), ông Lê Huy Giảng – Phó Trưởng phòng Thông tin, Báo chí – Xuất bản (Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh) cho biết, để thực hiện Đề án “5 tại chỗ”, Sở đã rà soát lựa chọn, bố trí, phân công các cán bộ có năng lực, phẩm chất, trình độ, làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, có trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận yêu cầu giải quyết các TTHC của công dân, bảo đảm đúng thủ tục, quy trình, thời gian theo quy định.

Bên cạnh đó, xác định Đề án “5 tại chỗ” là nhiệm vụ trọng tâm có tính đột phá trong cải cách TTHC, Sở TT&TT chủ động đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo cải cách thể chế, rà soát, đánh giá và thực hiện các quy định về đơn giản hóa, công khai TTHC theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TT&TT và UBND tỉnh.

Sau 4 tháng tiên phong triển khai, thực hiện, đề án đã cho thấy tính ưu việt và phát huy hiệu quả trong giải quyết TTHC cho nhiều với nhiều điểm ưu việt như rút ngắn thời gian, tiết kiệm được chi phí cũng như tối giản hoá nhiều công đoạn rườm rà, không cần thiết.

Bên cạnh đó, thực hiện “5 tại chỗ”, dù ở nhà, người dân cũng có thể biết được thủ tục sẽ cần bao nhiêu ngày ngay từ khi có nhu cầu, quá trình làm đến đâu, cần bổ sung, sửa đổi hồ sơ không… mà không cần tìm đến trực tiếp cơ quan nhà nước.

Đề án đang dần tạo sự đổi mới, đột phá trong hoạt động giải quyết TTHC. Đồng thời, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, cá nhân, tăng hiệu quả làm việc trong quá trình giải quyết các TTHC.

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát huy quyền dân chủ của người dân, tăng cường giám sát, đóng góp ý kiến đối với quy định trong các TTHC, góp ý về tinh thần, thái độ và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, ông Giảng cho biết thêm.

Trao “Chìa khoá đỏ”

Theo kế hoạch, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như kế hoạch của địa phương, ngày 7/1, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản số 50/UBND-KSTT về việc cho phép các huyện, thành phố, phòng, ban chuyên môn trực thuộc được sử dụng thêm con dấu thứ 2 để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “5 tại chỗ”(Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả).

ngày 7/1, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản số 50/UBND-KSTT về việc cho phép các huyện, thành phố, phòng, ban chuyên môn trực thuộc được sử dụng thêm con dấu thứ 2 để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “5 tại chỗ”(Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả).

Ngày 7/1, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản số 50/UBND-KSTT về việc cho phép các huyện, thành phố, phòng, ban chuyên môn trực thuộc được sử dụng thêm con dấu thứ 2 để thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “5 tại chỗ”(Tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu và trả kết quả).

Văn bản nêu rõ, UBND tỉnh Bắc Ninh cho phép UBND các huyện, thành phố và các phòng, ban chuyên môn trực thuộc có thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế “5 tại chỗ” được sử dụng thêm con dấu thứ 2 (dấu tròn, ướt) để giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “5 tại chỗ” (tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt, đóng dấu, trả kết quả) tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Cũng tại văn bản, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm liên hệ với Công an tỉnh Bắc Ninh để được hướng dẫn, thực hiện thủ tục làm con dấu thứ 2. Việc sử dụng, quản lý con dấu thứ 2 thực hiện theo quy định hiện hành.

Thông tin đến phóng viên, ông Nguyễn Đại Đồng – Chủ tịch UBND huyện Tiên Du cho biết, từ khi được trao và sử dụng con dấu thứ 2 để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, các cán bộ, chuyên viên của địa phương luôn chủ động, linh hoạt và nghiêm túc xử lý các thủ tục hành chính theo đúng quy định, đúng yêu cầu, đúng thời hạn.

Có thể thấy, giải quyết thủ tục hành chính theo Đề án “5 tại chỗ” không chỉ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, rút ngắn thủ tục, thời gian, chi phí cho tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu mà còn là bước tiến quan trọng để tỉnh Bắc Ninh triển khai áp dụng rộng rãi dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp.

 

Nguồn: Phapluatplus.vn