Nhà đầu tư đăng ký dự án 1.500 tỷ tại Quảng Trị có năng lực ra sao?

Dự án được triển khai trên diện tích khoảng Khoảng 24,85ha. Tổng mức đầu tư sơ bộ là trên 1.478 tỷ đồng. Địa điểm thực hiện dự án tại phường Đông Lương, TP Đông Hà.

Dự án xuất hiện trên website của Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt

Tại Quyết định 1839/QĐ-UBND ngày 25/7/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị về Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trên thì NĐT sẽ thực hiện các hạng mục như:

Đất ở liền kề: Xây dựng thô, hoàn thiện mặt ngoài 122 căn nhà với diện tích đất 18.540,21 m2 (trong tổng số 305 lô đất ở liền kề với diện tích đất 46.264,71 m2); số tầng cao: 3 tầng; mật độ xây dựng không quá 80%; tổng diện tích sàn xây dựng 44.496,50 m2.

Đất ở biệt thự: Xây dựng thô, hoàn thiện mặt ngoài 28 căn nhà với diện tích đất 9.274,08 m2 (trong tổng số 81 lô đất nhà biệt thự với diện tích đất 25.924,80 m2); số tầng cao: 2 tầng; mật độ xây dựng không quá 60%, tổng diện tích sàn xây dựng 6.215,05 m2.

Đất nhà ở xã hội: Xây dựng hoàn thiện 1.241 căn hộ.

Đối với khu đất công cộng: Xây dựng hoàn thiện 1 công trình trường học với diện tích đất 8.692,3 m2.

Ngoài ra, NĐT sẽ phải hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi khu đất 248.531 m2 theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, gồm: san nền, đường giao thông, bãi đỗ xe, thoát nước mưa, thoát nước thải và vệ sinh môi trường, trạm xử lý nước thải, hào kỹ thuật, cấp nước, cấp điện, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, hệ thống cây xanh…

Nhà đầu tư đăng ký dự án 1.500 tỷ tại Quảng Trị có năng lực ra sao?

Sơ đồ thiết lập các liên kết dự án Khu nhà ở đô thị kết hợp nhà ở xã hội Khu công nghiệp Nam Đông Hà. Ảnh: saigonthanhdat.com

Thực hiện dự án này, chính quyền tỉnh Quảng Trị hướng đến mục tiêu xây dựng mới một khu đô thị hiện đại về không gian, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, hình thành các công trình nhà ở với kiến trúc và kỹ thuật cao theo quy hoạch được duyệt và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong tương lai.

Bên cạnh đó, dự án cũng hướng đến mục tiêu xây dựng mới khu nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho cán bộ, công nhân viên có thu nhập thấp. Khai thác quỹ đất hiện có, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng có nhu cầu về đất và nhà ở…

Được biết, bên cạnh yêu cầu về năng lực kinh nghiệm trong thực hiện hợp đồng tương tự thì cấp thẩm quyền ở Quảng Trị yêu cầu NĐT phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu là trên 234,4 tỷ đồng.

Mặc dù dự án đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư, chưa thực hiện xong bước đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhưng trên website: http://saigonthanhdat.com, mục Dự án đầu tư, doanh nghiệp này đã giới thiệu như một dự án của mình. Dự án này đã được Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt đổi tên thành Dự án Khu đô thị Nam Đông Hà. Trường hợp Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt cùng liên danh trúng thầu sẽ đặt ra dấu hỏi về tính minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư của Dự án.

Nhà đầu tư đăng ký dự án 1.500 tỷ tại Quảng Trị có năng lực ra sao?
HÌnh ảnh giới thiệu Dự án trên website Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt

Nhà đầu tư từng dính tai tiếng

Tìm hiểu cho thấy Công ty CP Đầu tư Nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt (Sài Gòn Thành Đạt) có địa chỉ tại số 106, Hoàng Diệu, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Công ty đăng ký lần đầu vào năm 2010. Đăng ký thay đổi lần thứ 17 vào ngày 10/10/2023 với số điều lệ 240 tỷ đồng.

Trước đây, DN này là công ty con của Công ty CP LICOGI 13 (HNX: LIG). Theo đó, tại thời điểm tháng 4/2017, Sài Gòn Thành Đạt chỉ có vốn điều lệ 30 tỷ đồng với cơ cấu cổ phần gồm: LICOGI 13, đại diện là ông Trần Quang Huy góp 18,2 tỷ đồng. Công ty CP LICOGI 13-Nền móng xây dựng, đại diện là ông Vũ Trường Sơn góp 9 tỷ đồng. Công ty CP LICOGI 13-Cơ giới hạ tầng, đại diện là ông Lê Văn Tuấn góp 1 tỷ đồng. 2 cổ đông cá nhân là các ông Phạm Văn Thăng và Trần Xuân Đính, mỗi người góp 900 triệu đồng. Ông Đính hiện cũng là người đại diện pháp luật của Công ty.

Như vậy tính đến tháng 4/2017, LIOCOGI 13 và các DN trực thuộc sở hữu tới trên 90% cổ phần tại Sài Gòn Thành Đạt.

Đến ngày 29/6/2023, Sài Gòn Thành Đạt quyết định tăng vốn điều lệ lên 240 tỷ đồng. LICOGI 13 không tham gia góp vốn, qua đó tỷ lệ sở hữu của DN này xuống dưới 50%, đồng thời không còn là công ty mẹ.

Nhà đầu tư đăng ký dự án 1.500 tỷ tại Quảng Trị có năng lực ra sao?

Một góc Khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1) do Công ty Sài Gòn Thành Đạt là chủ đầu tư. Nguồn internet

Tìm hiểu cho thấy, với 240 tỷ đồng vốn điều lệ, Sài Gòn Thành Đạt chưa phải là nhà đầu tư danh tiếng tại khu vực miền Trung.

Theo một số nguồn tin, DN này hiện đang triển khai dự án xây dựng nhà ở Khu dân cư và dịch vụ Cầu Hưng - Lai Nghi (giai đoạn 1), phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam với tổng mức đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng dự án này vướng nhiều lùm xùm, hiện vẫn còn phần diện tích chưa giải phóng xong.

Trước vấn đề đó, vào tháng 6/2024, UBND tỉnh Quảng Nam phải có văn bản điều chỉnh tiến độ thực hiện.

Cụ thể, đến hết tháng 12/2024, dự án triển khai thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại; đến hết tháng 6/2025 triển khai thực hiện hoàn thành dự án, nghiệm thu bàn giao đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt chịu trách nhiệm làm việc với UBND thị xã Điện Bàn để rà soát, đánh giá khả năng thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích còn lại của dự án.

Ngoài ra, cấp thẩm quyền tỉnh Quảng Nam cũng đốc thúc DN này khẩn trương triển khai thực hiện các thủ tục tiếp theo để đảm bảo đúng quy định pháp luật về xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản và pháp luật khác liên quan; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật khi để xảy ra sai phạm…

Về Công ty CP Xây dựng Công trình Giao thông Thái Sơn (Công ty Thái Sơn). Đây là DN đến từ TP.HCM và có địa chỉ tại số 51, Lã Xuân Oai, Tp. Thủ Đức. Vào tháng 12/2023, Công ty có đăng ký thay đổi lần thứ 18 với số vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thịnh Sơn, chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Tất Hùng, tổng giám đốc. Tìm hiểu cho thấy, ông Sơn là cổ đông chính của DN này khi góp tới 998,6 tỷ đồng.

Nhà đầu tư đăng ký dự án 1.500 tỷ tại Quảng Trị có năng lực ra sao?
Ông Nguyễn Thịnh Sơn góp tới trên 998,6 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Thái Sơn

Được biết, không chỉ là chủ đầu tư triển khai các dự án bất động sản, Công ty Thái Sơn còn là nhà thầu (NT) khá “tai tiếng” trong lĩnh vực thi công xây lắp.

Theo một số nguồn tin, vào tháng 8/2013, Công ty Thái Sơn trúng 03 gói thầu (GT) thi công các công trình: Trường Tiểu học (TH) Đinh Bộ Lĩnh, Trường TH Tân Long, Trường TH Kim Đồng. Ban Quản lý dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long – Tiểu dự án Thành phố Mỹ Tho (BQLDA NCĐT TP. Mỹ Tho) là bên mời thầu.

Được biết, đây là 3 GT sử dụng vốn từ nguồn tín dụng của Hiệp hội Phát triển quốc tế - IDA (thuộc Ngân hàng Thế giới) cho Dự án Nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, theo phản ánh thì từ khi trúng thầu, ký hợp đồng xây dựng, Công ty Thái Sơn không có động thái bắt tay vào thực hiện hợp đồng thi công. Sau đó, Công ty Thái Sơn đã bán 3 gói thầu này cho 3 công ty khác với hình thức giao khoán. Điều đáng nói, cả 3 nhà thầu sau khi đã mua 3 gói thầu này đều thi công chậm tiến độ. Sau đó, Công ty Thái Sơn tiếp tục tìm DN khác để bán lần nữa, đó là Công ty TNHH XD TM Huỳnh Văn Nô (Công ty Huỳnh Văn Nô). Hợp đồng giao khoán đầu tiên được Công ty Thái Sơn ký với Công ty Huỳnh Văn Nô ngày 7/10/2014.

Nguồn: Kinh tế chứng khoán